Thursday, December 31, 2015

A Dream

In last two months working at new organisation - The Library Project, there is one question I am usually asked "Why book?" , many people believe, a child life will not be better with just a book or a library.

That opinion might not be wrong. But let's consider this. My previous job is to provide scholarship to disadvantaged children in order to keep them at school, every year, I had to visit more than 100 cases, part of the questionnaire, we asked "What would you want to be when you grow up?". There are 60 children would say they wanted to be a police officer, 20 of them would state they wanted to be a teacher, about 10 would like to be a factory worker just like their parents, and the rest said they did not know what they wanted to be when they are older.

Why police officer? Why teacher? Why factory worker?

Why not astronaut? Why not scientist? Why not social worker?

Because they do not have chance to see the world as big as it is, they see the world as big as the rice field, with the village, with the cows, with the river, with the police officer lives next door, with the teacher at school, and their parents.

They do not have a chance to read an adventure books, or to travel to other planet with the Little Prince, or know the story of the cat who teaches the seagull to fly, ect. They don't even have a book at home, except for the text books. So...why not books? Why not libraries? The children may be hungry for food, they may not have a proper house, but The Library Project gives them a chance to dream, we spark in them a desire to grow bigger. It's said "dream is like the Great Bear stars, ones never touch to the stars, but without it, we're all lost"

A book gives a child a compass to find a way.

Sunday, July 19, 2015

Viết cho em, tuổi 13

Mơ gì ở tuổi 13?

Ở các nước phương Tây, 13 tuổi được coi là tuổi trưởng thành, ở tuổi này người ta không gọi một đứa trẻ là “trẻ con” nữa, mà gọi là “thiếu niên”. Ở phương Tây, sinh nhật 13 tuổi là sinh nhật long trọng, vì đó là cột mốc đời người. Ở Việt Nam, 13 tuổi vẫn còn là tuổi trẻ con, vẫn là cái tuổi đi thưa về trình. Ở tuổi này, trẻ con Việt Nam vẫn còn nhỏ dại lắm.

Nhưng thực tế đâu phải vậy, phải không các em?

Em thương yêu,

Cái tuổi 13 là tuổi mộng mơ tuyệt vời, em bắt đầu quen với những rung động cảm xúc đầu đời, em bắt đầu thấy mắc cỡ khi nắm tay bạn khác phái, em bắt đầu có những định nghĩa riêng về phái đẹp, em bắt đầu tò mò về phái tính, và em đã bắt đầu quan tâm đến việc chăm chút bản thân sao cho “đối phương” chú ý.

Tuổi 13 đẹp và trong sáng biết bao nhiêu, phải không em?

Ở tuổi đó, em bắt đầu dành một góc tâm hồn cho những mộng mơ tuổi trẻ, em mơ đến những buổi hẹn hò lén lút, em mơ những cái chạm tay, em mơ những lần ngồi sau xe “bạn ấy”, và em mơ đến những ánh nhìn ghen tị khi mọi người thấy em đi với “người ta”.

Ở tuổi đó, em bắt đầu vùng vẫy đòi tự do, em sẽ bắt đầu phản kháng người lớn, em bắt đầu nhận ra “người lớn chẳng hiểu gì hết”, em bắt đầu cảm thấy phiền phức với những câu hỏi của mẹ cha “đi đâu, với ai, làm gì, bao giờ về”, em bắt đầu bực bội với những cuộc điện thoại cắt ngang của người lớn “sao giờ này chưa về, đang ở đâu, về ngay”. Ở tuổi đó, em cần một khoảng trời của riêng em với những mộng mơ lãng mạn.

Em thương yêu,

Khi em bước vào tuổi 13, mẹ cha bắt đầu lo lắng. Em hoang mang với những thay đổi sinh lý, tâm lý. Mẹ cha cũng bối rối trong việc điều chỉnh sự quan tâm dành cho em.

Khi em bước vào tuổi 13, mẹ cha hiểu em đã bắt đầu lớn, em không còn là cô bé con của riêng mẹ cha, quẩn quanh đặc những câu hỏi “vì sao” nữa rồi. Em muốn chạy ra thế giới rộng lớn, em không thích sà vào lòng cha mẹ nữa, em thích dựa vào những người quen xa lạ ngoài kia để tìm những câu trả lời cho riêng em.

Khi em bước vào tuổi 13, một nỗi buồn mất mát bắt đầu xâm chiếm tâm hồn mẹ cha, bởi cha mẹ phải học cách nới lỏng vòng tay bảo bọc, che chở em, để em được dang cánh, bắt đầu những chuyến đi nhỏ đầu đời, nhìn em cựa mình bay vào cuộc đời.

Em thương yêu,

13 tuổi, em lớn đủ để biết ơn mẹ cha, vì những nhọc nhằn trên vai mẹ cha để em có bộ đồ đẹp, bát cơm trắng ngần. 13 tuổi, em lớn đủ đế nhìn thấy những sợi tóc bạc lẩn khuất đâu đó trên đầu mẹ cha. 13 tuổi, em lớn đủ để hiểu tiếng thở dài của mẹ cuối ngày ngồi tính tiền chi tiêu. 13 tuổi, em lớn đủ để biết cha mẹ yêu em đến dường nào.

Khi em bước vào tuổi 13, cha mẹ bắt đầu già đi bởi những bương bả cuộc đời. Khi em bước vào tuổi 13, cha mẹ bắt đầu cằn cỗi vì những lo toan và phong ba cuộc đời. Khi em 13 tuổi, đôi tay đó, đôi vai đó, đôi mắt đó, không còn nuột nà, dẻo dai và trong veo như tuổi đôi mươi vì những lao nhọc đời này.

Em thương yêu,

Bởi vì khi em 13 tuổi, em bắt đầu học làm người lớn, em hãy thấu hiểu cho những lo lắng của người lớn dành cho em, dù đôi khi em cảm thấy thật ngột ngạt, gò bó, và khô khan; em hãy cảm thông cho những câu hỏi chi li, soi mói, khó chịu của mẹ cha mỗi lần em cựa mình phản kháng.

Người lớn cũng đã từng đi qua tuổi 13, em thì chưa từng qua tuổi người lớn, vì vậy, không phải người lớn không hiểu gì cả, thật ra, có lẽ vì đã hiểu quá rõ cái tuổi 13 ấy, những cạm bẫy đường đời đó, người lớn sợ em va phải, vấp ngã, tổn thương. Bởi vì đã từng đi qua cột mốc đó, người lớn đã từng thở dài, giá có ai đó hướng dẫn mình những năm tháng đã qua, có lẽ mình đã không phải nuối tiếc như vậy.

Em thương yêu,

Em đang đi qua cái tuổi đẹp đẽ của thời niên thiếu, những mơ mộng đẹp đẽ mà 10 năm nữa nhìn lại, em bật cười “ôi trời cái chuyện 3 xu”, những rung động lăn tăn nhè nhẹ mà sau này em khó lòng tìm thấy lại. Hãy tận hưởng cái tuổi này hồn nhiên và vô tư. Và, em hãy mở lòng với những lo lắng của mẹ cha, như cái cách mẹ cha cũng loay hoay tìm cách hiểu em.

Mơ gì ở tuổi 13?

Em cứ mơ đến những khung trời của riêng em, vì tuổi 13 chỉ đến một lần, phải không em?

-HNTT-

Sunday, May 24, 2015

Trưởng

Tôi kính trọng anh vì anh là Trưởng
Tôi yêu anh là ở đức hy sinh.
Anh là ánh hồng khi buổi bình minh,
Là cơn gió mát giữa đêm hè oi ả.

Anh là giọng hót của con chim lạ,
Làm say mê ngây ngất tuổi Sói con.
Anh là người đã gõ cửa tâm hồn,
Cho tuổi Thiếu nhìn cuộc đời tươi đẹp.
Anh tượng trưng cho tinh thần Nghĩa hiệp,
Đưa Kha, Tráng sinh mạnh dạn vào đời.
Anh như con thuyền lộng gió biển khơi,
Cho tuổi trẻ đến bến bờ hạnh phúc.
Anh làm việc vì tình yêu thúc giục,
Yêu quê hương, yêu đất nước, yêu thanh niên.
Anh dấn thân nơi chẳng có bạc tiền,
Nơi chẳng có danh và cũng chẳng có lợi.
Anh đến với các em như mùa xuân mới,
Để cho đời tươi đẹp mãi không thôi.
Anh đến với các em như ánh mặt trời,
Để sưởi ấm những tâm hồn non trẻ.
Anh là linh hồn của những bà mẹ,
Đem cho con trái ngọt của yêu thương.
Anh là niềm hy vọng của quê hương,
Tôi kính trọng anh vì anh là Trưởng.
Chèo Bẻo Hay Lo
Trích Kỷ yếu Trại Huấn Luyện
Tùng Nguyên Liên Ngành 2004

Sunday, February 22, 2015

Nơi chốn tôi qua


Ghi lại những nơi đã đặt chân đến dù chỉ là vài giờ ngắn ngủi và chỉ những nơi mình còn nhớ:

1. Việt Nam: Fansipan, Sapa, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết, Vĩnh Hảo, Đà Lạt, Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Giờ, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An

2. Cambodia: Phnom Penh

3. Malaysia: Kuala Lumpur, Melaka

4. Singapore

5. Philippines: Manila

6. Italy: Rome, Grossetto, Pisa, Lucca, Firenze, Venezia

7. Dubai: Airport

8. Myanmar: Yangon

9. Poland: Warsaw, Krakow

10. Switzerland: Zurich, Bern

11. Germany: Munich, Berlin

12. Czech Republic: Praha

13. China: Airport


Friday, February 13, 2015

Năm mới


­­­Thời điểm này một năm trước tôi đang rất háo hức chuẩn bị cho chuyến đi xa tít mù khơi đầu tiên trong cuộc đời mình. Tôi đã có một khởi đầu năm tuổi trong mơ, ai nói năm tuổi xui xẻo, nhưng với tôi thì không, năm tuổi đã trôi qua với rất nhiều những niềm vui, và hành trình cảm xúc đã đi qua những vùng đất rất mới, rất phong phú mà trước đây tôi chưa từng trải nghiệm.

Một năm không dài không ngắn so với cuộc đời của một con người. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là khoảng trên dưới 60, như vậy tôi cũng có thể được xem là đi qua gần ½ chặng đường đời người. Mỗi một năm trôi qua đều hết sức ý nghĩa và tràn đầy hồng ân. Từ một đứa học trò trở thành sinh viên đại học, rồi đi làm, rồi đi nước ngoài, rồi thất bại, rồi gặt hái vài cái thành công nho nhỏ, rồi kết thúc và rồi lại bắt đầu.

Ai rồi cũng sẽ khác, thế giới đổi thay từng ngày cơ mà. Có những buổi tối nằm vắt tay lên trán tôi nghĩ, mình học được gì qua những biến cố cuộc đời, của mình và của những người xung quanh, mình có khôn ngoan hơn không, mình có vững vàng hơn không, mình có rộng lượng hơn không? Những bước đi của đời mình có phải là điều được trông đợi.

Cuối năm, dành chút thời gian nhìn lại những điều đã làm được, những thứ đã bỏ lỡ, những việc vẫn đang miệt mài cày cấy. Cuối năm, nhìn về những kế hoạch đã bắt tay làm, những dự định vẫn còn trên giấy và cả những dự liệu chỉ mới nghĩ tới. 365 ngày có vẻ nhiều nhưng cũng có thể rất ngắn, giống như Randy Pausch nói trong Bài giảng cuối cùng của mình “Thời gian là tất cả những gì chúng ta có, nhưng một ngày chúng ta nhận ra, chúng ta có ít hơn mình nghĩ”.


Nghênh mặt chào đón năm mới…tới đi, tui tiếp chiêu!

-TâmVũ-

Saturday, January 31, 2015

Malaysia, teh tarik và satay

Tôi quyết định tham gia chuyến đi cùng với các bạn đến nước láng giềng trong tâm trạng háo hức nửa vời. Tôi háo hức vì năm nay mình đã bắt đầu một năm mới với chuyến đi trong mơ đến Ý, và sẽ kết thúc một năm thăng trầm tại Singapore một quốc đảo nhỏ bé nhưng phát triển thuộc hang top trong khu vực. Tôi kém háo hức vì chuyến đi này nuốt trọn kỳ nghỉ dài của tôi sau rất nhiều những chuyến vác balo đi công tác bất tận, và những đêm miệt mài thức đến 2 – 3g sáng để thực hiện các dự định cá nhân. Tôi mệt.

Thật ra tôi rất sợ đi máy bay, tôi ghét cái cảm giác nhộn nhạo ruột gan mỗi khi máy bay cất cánh và hạ cánh, tôi ghét những lần máy bay va phải những khối may, tôi ghét cảm giác mơ hồ mỗi lần nghĩ đến, có thể đây là chuyến đi cuốc cùng của mình, hay mình sẽ rơi ở đâu đó giữa biển Đông. Tôi ghét cảm giác hoang mang và không tự lèo lái được con đường mình đi. Nhưng nếu không vượt qua những thứ vô thường như vậy, cá bé nhỏ không dám bơi ra biển lớn, hải âu sẽ không bay xa, và người trẻ tôi cũng không đến những nơi mình chưa từng đến. Vậy là cứ đi thôi.

Sân bay Changi tuy rộng lớn nhưng mọi thứ rất rõ ràng, bảng chỉ dẫn, nhân viên sân bay, và cả những hành khách đến và đi cũng rất dễ chịu khi ai đó hỏi đường. Tôi vốn không có cảm tình với người Singapore, tôi đã có dịp làm việc chung với người Singapore vài lần nhưng toàn những ấn tượng không mấy hay ho, nên tôi cũng chẳng mặn mà với họ. Tôi chỉ chăm chăm nghĩ đến những ngày sắp tới mình sẽ đến Malaysia bằng bus, gặp Melissa và những người bạn SIGNIS của tôi, chứ thật ra trong đầu tôi chẳng có lấy một sự chuẩn bị cho Singapore.

Kéo vali mò mẫm đường đi từ tàu điện ngầm đến trạm xe bus trong buổi tối mưa lất phất đủ để ướt đầu, ướt áo, chợt nghĩ giá mà có ai đó dừng xe lại và cho đi nhờ thì hay biết mấy. Tôi chợt nhớ cái cảm giác cô độc và tuyệt vọng cách đây 9 tháng khi tôi bị bỏ giữa đường ở đâu đó giữa thị trấn Grossetto và Arcisdosso, dù lần này lê lết cùng tôi còn 2 người bạn đường nữa. Nói thật, ai bảo đi dưới mưa lãng mạn chứ tôi thì bắt đầu phát quạu vì ướt. Tôi ghét bị ướt khủng khiếp.

Xe đi từ Singapore đến Malaysia cũng giống xe đi từ Sài Gòn đến Phnom Penh – 7 tiếng, bạn phải xuống xe hai lần ở cửa khẩu và ngủ một giấc no nê sau đó. Bến xe tại Singapore được vận hành bởi các công ty vận chuyển hành khách tư nhân gốc Hoa nên khá xô bồ và nhếch nhác, tôi được bạn bè cảnh báo đừng có tin mấy tờ báo ca ngợi Singapore là đất nước văn minh an toàn, ở đâu cũng vậy, thủ đoạn vô biên, phải hết sức cẩn thận tiền bạc. Chuyến xe của chúng tôi khởi hành trễ 1 tiếng đồng hồ so với thời gian dự kiến, vé bị trùng lấp, và bác tài thì không thể nói tiếng Anh, tôi ngồi cạnh một anh đẹp trai và “hách từ trong nôi”, cũng may, trong túi luôn có chai dầu, nên tôi bình an đến Kuala Lumpur.

Đến nơi từ lúc 5g sáng, trên  bản đồ chỉ bến xe chỉ cách ký túc xá chúng tôi đặt phòng có 20ph đi bộ, vậy mà với trình độ tìm đường và kỹ năng đi lạc của tôi, tôi đã dắt bạn tôi đi lạc những 2 tiếng rưỡi đồng hồ, chúng tôi đi qua đi lại trước cửa ký túc xá những 2 lần mà không nhận ra. Trời ở Malaysia sáng chậm và tối trễ, nên chúng tôi ngồi thẫn thờ trong công viên vần Katsuri walk tầm 7g sáng mà trời vẫn mịt mờ, tôi mệt và buồn ngủ ghê gớm, tôi đói và khát. Cảm giác vô gia cư thật khủng khiếp.

Tìm được đến nơi ở thì trước cửa dán bảng làm việc từ 9g sáng đến 1g sáng, tức là chúng tôi phải vật vờ ngồi chờ thêm ít nhất 1 tiếng nữa trước khi được vào một nơi có thể đi vệ sinh, và ngả lưng. Điều chúng tôi không ngờ được đó là chúng tôi chỉ được phép check-in vào lúc 2g trưa, cho nên chúng tôi lại tiếp tục ngồi trong phòng khách và vật vã chờ.

Phòng chúng tôi có 12 giường tầng, là phòng tập thể giá rẻ dành cho dân du lịch bụi, nên suốt 3 đêm ở đó chúng tôi đón hàng xóm mới liên tục, và thực tế, mọi người cũng chỉ xem cái giường là nơi để ngủ, nên mọi người cũng đi suốt từ lúc trời sáng cho đến tối mịt. Chủ ký túc xá là người gốc Ấn nên lúc nào trong không khí cũng thoang thoảng mùi nị rất khó chịu, mùi đặc trưng của người Ấn, kiểu ngai ngái, và hăng hăng. Ra, giường, phòng ốc thì khá cũ kỹ, nhưng cũng không đến nỗi nhếch nhác, nhà vệ sinh thì khá sạch sẽ, về độ an toàn thì tương đối ổn vì chỉ có khách mới có chìa khóa phòng nên cũng không sợ kẻ gian trà trộn vào phòng.

Tòa tháp đôi Petronas towers là niềm tự hào của người Malaysia, kể từ sau sự kiện 11/09 tại Mỹ, tòa tháp đôi của Malaysia càng nổi tiếng hơn nữa, chúng tôi đến vào dịp sau Noel và cũng là cuối tuần nên mọi trang trí vẫn còn đó và dân chúng thì đông đúc khỏi chê. Vì là một đất nước hồi giáo nên các trang trí Noel chủ yếu là cây thông, ông già Noel, tuần lộc, đèn đóm chứ không thấy có hang đá, hay Chúa hài đồng, trong khi ý nghĩa thật sự của ngày này lại mang tính tâm linh của người Kito Giáo. Đôi khi thật kỳ lạ khi nhìn một cô gái đội khăn Hồi giáo lại mang tai tuần lộc tại một gian hàng nào đó trong trung tâm mua sắm, kiểu giống như bạn thấy bà sơ mà mang giày cao gót vậy.

Ở Kuala Lumpur, chính quyền thành phố vừa bắt chước một ý tưởng của Luân Đôn, khi họ sáng kiến ra các chuyến xe bus miễn phí vòng quanh thành phố với tên gọi GOKL (go kuala lumpur) - các tuyến xe bus sẽ đi qua các điểm du lịch trọng yếu của thành phố, và hoàn toàn miễn phí, tài xế thì cũng rất chi là lịch sự, lại còn có cả wifi nữa, nhưng mà wifi thì dở lắm không dùng được đâu. Nhưng dù sao đi nữa, đây cũng là một cách quảng bá du lịch rất hay của người Mã Lai.

Melissa – một người bạn tôi đặc biệt quý mến từ lúc chúng tôi gặp nhau tại Phnom Penh trong chuyến tập huấn của SIGNIS châu á – chị dẫn chúng tôi đi dạo qua một số trung tâm mua sắm nổi tiếng trong thành phố. Buổi trưa, chị dẫn chúng tôi đến một trong những Mama – cửa hàng ăn uống của người Ấn – nổi tiếng, ở đây chúng tôi ăn cơm trên lá chuối, người ta đựng thức ăn trên lá chuối và không dung dĩa, đa phần mọi người ăn bốc, chỉ có khách du lịch như chúng tôi mới dung muỗng nĩa, các món ăn dọn ra, món nào cũng có cà ri, người ta không phục vụ cả thịt heo lẫn thịt bò, thay vào đó là thịt cừu và thịt gà, và các món hải sản như mực, cá, tôm. Cà ri, cà ri, và cà ri. Tôi đặc biệt thích gia vị của món Sambal – một dạng tương ớt của người Ấn, rất cay nhưng cũng rất thơm, vị ngọt mặn vừa ăn.

Chúng tôi đi lễ tại nhà thờ chánh tòa, Malaysia là một đất nước đa tôn giáo, đa sắc tộc đúng nghĩa, trong đó người Công Giáo chỉ chiếm thiểu số, hầu hết người công giáo có gốc từ thời Bồ Đào Nha đô hộ, hoặc là người nước ngoài sống và làm việc tại Malaysia. Ví dụ như bạn tôi, nhìn chị rất đặc trưng gốc Ấn nhưng thực tế gia đình chị có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha từ thời xa xưa nên gia đình chị cũng theo đạo Công Giáo. Các thừa tác viên, giúp lễ trong thánh lễ cũng đa sắc tộc, người phương tây cũng có, người gốc Hoa cũng có, người gốc Ấn cũng có, thánh lễ giản dị bằng tiếng Anh. Hôm đó cha giảng về ý nghĩa của “family”, cộng đoàn được kêu gọi hướng về gia đình và những giá trị thiêng liêng của gia đình, cầu nguyện cho những ai đang phải sống xa gia đình….chỉ mới là ngày thứ ba tôi xa nhà, nhưng bỗng chột dạ nhớ mẹ, nhớ ba.

Sau thánh lễ, chúng tôi đến Batu Cave – một đền thờ Hindu rất lớn và nổi tiếng ở Malaysia được xây dựng trong vách núi. Vì sợ độ cao, nên tôi từ bỏ việc leo lên đến đền thờ ngay trong những bậc thềm đầu tiên, để lại bạn tôi một mình leo tiếp đến nơi. Melissa nói người ta hay đến Batu Cave để tập thể dục, hoặc để quay các chương trình game show kiểu giống Amazing Race. Đi dạo vào chính điện của đền thờ, ngắm nhìn những hình tượng lạ lẫm của đạo Hindu, những bức tượng thần mình người mặt thú, tôi len lén nhìn các tín đồ bôi tro lên trán và bỏ vào mồm phần tro thừa. Một vị giáo sĩ ra hiệu cho tôi đến gần để cầu nguyện nhưng tôi mỉm cười từ chối, một lúc sau thì ông bước ra khỏi khu vực mình phụ trách để nói chuyện với tôi. Tìm hiểu một tôn giáo mới luôn là điều thú vị.

Lúc tôi lui cui mang giày chuẩn bị về, một em gái độ chừng 8 tuổi chạy lại mời tôi viên kẹo đường với lý do hôm nay là sinh nhật em. Bạn tôi nói người theo đạo Hindu có một tập tục đó là vào ngày sinh nhật của mình, họ sẽ đi mời kẹo với ý nghĩa rằng để lại chúng gì đó ngọt ngào cho đời. Tôi thấy ý nghĩa này thật hay, vì vậy tôi tự hứa năm nay sẽ mời kẹo mọi người vào sinh nhật mình. Bạn nhớ đòi kẹo tôi nha.

Ngày hôm sau chúng tôi đến Malacca (Melaka) – Thành phố lịch sử cách Kuala Lumpur khoảng 3 tiếng chạy xe hơi. Năm 2008, Melaka cũng được UNESCO công nhận là di sản lịch sử của thế giới. Trước đây, Melaka là một thành phố cảng nơi giao thương của rất nhiều nước, thành phố này bị người Bồ Đào Nha chiếm đóng một thời gian rất dài, nên bây giờ đến, vẫn còn rất nhiều dấu tích kiến trúc của người Bồ Đào Nha. Ba kiến trúc lớn nhất và cũng nổi tiếng nhất đó là Nhà thờ đỏ (Christ Church) - một nhà thờ Tin Lành cổ kính, nhỏ bé nằm khiêm tốn gần tòa nhà thị trấn; cạnh bên Nhà thờ đỏ là Stadthuys town hall là một trong những tòa nhà cổ và lớn nhất còn sót lại ở khu vực Đông Nam Á này trong quần thể kiến trúc thời thuộc địa Hà Lan; cuối cùng là phần còn sót lại của nhà thờ St.John được người Hà Lan xây dựng vào thế kỷ thứ 18 và bị đại bác phá hủy sau đó. Vì là một thành phố di sản nên lúc nào ở Melaka cũng đông đúc khách du lịch, mọi người đến đây để ăn uống những món đặc sản mà chỉ nơi đây mới có như đá bào nước đường nâu ở phố Jonker, thịt nướng satay ăn với cơm viên, hay món bún cà ri pha trộn giữa phong cách người Hoa và người Ấn…



Bốn ngày ở Malaysia có lẽ quá ngắn ngủi cho những chuyến dạo chơi và ăn uống. Malaysia không quá hiện đại như Singapore, công bằng mà nói, Malaysia cũng chẳng hơn Việt Nam là bao, nhưng mọi thứ rất gọn gang ở đây, con đường thi công cũng rất sạch sẽ và tươm tất chứ không xô bồ và bề bộn như lô cốt Sài Gòn, người dân ở đây cũng rất ít khi bấm kèn xe. Nếu bạn muốn tìm một nơi thấm đượm văn hóa, và đặc trưng tôn giáo, bạn nên đến Malaysia, nếu bạn muốn đi mua sắm giá rẻ cũng hãy đến Malaysia, đến Maydin để mua hàng giá sỉ. Ở Malaysia chính phủ quy hoạch du lịch rất bài bản, vì vậy bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin liên quan đến du lịch tại nước này trên mạng, mọi thứ rất rõ ràng chứ không hề lôm côm, tuy nhiên vì đây là đất nước Hồi giáo chiếm ưu thế, nên có một số nguyên tắc bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đến.

Vẫn còn nhiều thứ chưa kịp làm ở Kuala Lumpur, chắc tôi sẽ quay lại đây một ngày không xa, để uống Teh Tarik, ăn Satay, và lần chuỗi mân côi trong Batu Cave.

Malaysia sẽ không đẹp đến vậy nếu thiếu Melissa và gia đình chị. Cảm ơn chị, Melissa!

-Tâm Vũ-





Sunday, January 11, 2015

Trưởng


Lâu rồi không viết gì cho Hướng Đạo, bây giờ lớn rồi, lửa Hướng Đạo không còn hừng hừng cháy như ngày thơ nhỏ nữa. So sánh khập khiểng như vầy nè, cặp vợ chồng hồi mới cưới yêu nhau đắm đuối, lúc nào cũng nghĩ về nhau, nhưng ăn ở 10 năm sinh ra một đàn con rồi, thì nhiều khi yêu thì cũng có, nhưng trách nhiệm thì nhiều hơn, rồi lắm thứ lo toan, tối về im re là mừng rồi.

Ngày trước mơ ước nhiều với Hướng Đạo, mình đã từng mơ lớn lên sẽ làm việc cho văn phòng Hướng Đạo, sẽ dành tâm huyết và công sức cho Hướng Đạo để cùng với những người “đồng chí” kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, phục vụ trẻ thơ và làm nhiều việc ý nghĩa cho giới trẻ….rất nhiều thứ cứ mơ vậy thôi.

Thực tại phần nhiều là cay đắng và lạnh lùng, Hướng Đạo nhà mình bây giờ rối như canh hẹ, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, đầy những tranh chấp, lủng củng, rối ren. Những mơ ước vô tư ngày nào chợt khựng lại, những lo toan cơm, áo, gạo, tiền chi phối. Mỗi ngày dành cho Hướng Đạo ít phút, rồi mỗi tuần vài giờ, và rồi đã có lúc chẳng buồn nghĩ đến. Kiểu bỏ thì thương, vương thì tội. Có những lúc xuống tinh thần ghê gớm.

Tạ ơn Chúa vì đứng phía sau đẩy con lên còn có trưởng.

Hôm nay muốn viết chút gì đó về vị huynh trưởng già – người âm thầm lên dây cót tinh thần cho mình, người dù không phải lúc nào cũng đúng tuyệt đối, nhưng tuyệt đối là người truyền lửa và luôn xuất hiện đúng lúc trong những giây phút lao đao ý chí.

Ngày trước cứ tiếc nuối mãi, vì sao huynh trưởng trực tiếp của mình lại không phải là trưởng, chỉ thỉnh thoảng gặp trưởng trong những buổi sinh hoạt tráng, sau đó, do thời thế, do nhu cầu đơn vị, mình miễn cưỡng đi ngành thiếu, và kể từ đó được trưởng chỉ bảo nhiều hơn. Trưởng rất khó tính, khó tính ghê lắm, nguyên tắc nữa, những ngày đầu đi theo học việc với trưởng, không ít lần bị la, không ít lần bị chỉnh, lại không ít lần bị đuổi về tự suy ngẫm tội lỗi bản thân, nhưng chưa bao giờ bị trưởng bỏ mặc.

Những sự kiện đáng nhớ trên hành trình Hướng Đạo đều có trưởng tham dự, ngày tuyên hứa, ngày được trao khăn, ngày lấy tên rừng, và rất nhiều những sự kiện khác. Để đến hôm nay, chỉ 5 phút ở bãi giữ xe, vẫn nụ cười tươi như mọi lần trưởng nói dù không nhận con làm bào muội, mỗi bước tiến của con trưởng đều dõi mắt theo.

Chỉ vậy thôi, một cảm giác tầm thường len lỏi trong mình, những day dứt, những bối rối. Mình đã làm gì để trưởng kỳ vọng nhiều như vậy, mình sẽ làm được gì để đáp lại những kỳ vọng của trưởng.
Thật ra mình cũng chỉ là cá bé nhỏ bơi loanh quanh giữa mớ tảo biển rối bời, nhưng với rất nhiều niềm tin và kỳ vọng, không chỉ của trưởng mà còn rất nhiều vị huynh trưởng khác, cá bé nhỏ sẽ bơi thật xa, bơi ra biển lớn, thách sóng vùi, bão dập, cứ bơi thôi.

Tuổi già bắt đầu hằn rõ trên khuôn mặt các trưởng, như sáng nay trưởng đã không nhớ ra cái cặp trưởng để ở đâu, hay mái tóc muối tiêu của trưởng chiều nay…Con làm được gì cho các em con? Cảm ơn trưởng vì đã luôn ủng hộ con, đã luôn ở đó để la con mỗi lần con sai, và để túm con lại mỗi lần con chuẩn bị ngã.



-HNTT-